bizecoGroup - I am for you- We are for Vietnam!

Monday, December 19, 2005

Tiểu sử David Ricardo


David Ricardo-The great classical economist

David Ricardo sinh ngày 19 tháng tư năm 1772 tại London , Vương Quốc Anh. Ông là con thứ 3 trong một gia đình người Do Thái di cư từ Hà Lan đến. Năm 14 tuổi, David Ricardo đã theo cha vào làm việc tại thị trường chứng khoán London và nhanh chóng thể hiện tài năng trong lĩnh vực này. Đến năm 21 tuổi, Ricardo đã có những xung đột với gia đình, ông đã từ bỏ đạo Do Thái để cưới Priscilla Anne Wilkinson một người theo đạo Quaker. Bản thân Ricardo thì theo Nhất thể giáo (tín đồ của giáo phái tin rằng Chúa là một người duy nhất chứ không phải ba ngôi).

Với tài năng kinh doanh trên thị trường chứng khoán, David Ricardo trở nên vô cùng giàu có (khi ông mất tài sản của ông theo thống kê là $100 triệu theo giá bây giờ). Với một tài sản khổng lồ, Ricardo quyết định nghỉ hưu. Ông mua khu nhà Gatcomb Park tại vùng nông thôn Gloucestershire và chuyển về sống ở đó.

Trước đó, vào khoảng năm 1799, David Ricardo đã được đọc quyển sách "Sự giàu có của các quốc gia" (The Wealth of Nations) của Adam Smith và niềm đam mê kinh tế học trong ông đã nhen nhóm từ đó. Là một người cởi mở và thông minh, Ricardo thường đem những vấn đề kinh tế nói chuyện với bạn bè mình, trong đó có James Mill. Ricardo bắt đầu đặt dấu ấn của mình trong ngành kinh tế học khi vào năm 1809, ông đã viết và lập luận rằng sự gia tăng lạm phát của Vương Quốc Anh là do việc xuất hành quá nhiều tiền giấy. Ricardo đề xuất việc chuyển tiền tệ từ dạng giấy sang dạng kim loại (điển hình là vàng) để bình ổn thì trường.

Năm 1815 David Ricardo viết "Essay on the influence of a low price of corn the profit of stock", một tác phẩm mang tính chất đột phá. Trong bài viết đó, Ricardo đã đề cập đến một thứ mà sau này được biết đến là một trong những định luật vĩ đại nhất của kinh tế học, "law of diminishing maginal returns". Định luật này nói lên rằng nếu càng nhiều tài nguyên được sử dụng kết hợp với một lượng cố định của một tài nguyên khác, ví dụ như là gia tăng nhân công hoặc máy móc trong một nhà máy, trong khi giữa những yếu cố còn lại không đổi, thì sự gia tăng về sản lượng sẽ giảm dần.

Đến năm 1819, ông giành được một chỗ trong nghị viện của Anh. Ông luôn ủng hộ và kêu gọi chính phủ Anh tiến hành việc thương mại tự do với các nước khác. Chính ông, với ví dụ kinh điển về Anh và Bồ Đào Nha, đã đưa ra thuyết lợi thế so sánh (hoặc tương đối-"Theory of comparative advantage"). Thuyết này được giải thích đơn giản như sau. Anh và Bồ Đào Nha đều sản xuất vải và rượu vang. Tuy nhiên Bồ Đào Nhà đều có thể sản xuất hai thứ đó với một hiệu suất tốt hơn (sản lượng mỗi giờ cao hơn). Vậy giả dụ một giờ một nhân công Bồ Đào Nha có thể làm 10 thùng rượu và 10m vải trong khi ở Anh họ chỉ làm được 2 thùng rượu và 5m vải. Tuy Bồ Đào Nha có lợi thế về cả hai sản phẩm, song, họ có thể sản xuất rượu với năng suất gấp 5 lần người Anh trong khi năng suất làm ra vải chỉ hơn có 2 lần. Ricardo lập luận rằng, như vậy, tuy việc sản xuất hai mặt hang đều lợi hơn cho Bồ Đào Nha, nhưng họ sẽ tốt hơn nếu chuyên tâm vào việc sản xuất rượu và đổi lấy vải từ Anh (đương nhiên Anh cũng sẽ chỉ chuyên tâm vào sản xuất vải). Nếu việc thông thương giữa hai nước la tự do thì cả hai sẽ cùng được lợi.

David Ricardo có rất nhiều người bạn cũng là những tư tưởng gia lớn mà điển hình là Thomas Malthus, người vô cùng nổi tiếng với lý thuyết về dân số, lý thuyết này nói một cách đơn giản là sức mạnh về kinh tế tỷ lệ thuận với mức tăng dân số. Tuy hai người là bạn thân thiết, nhưng họ lại luôn tranh luận với nhau. Mặc dù vậy, Ricardo cũng luôn học hỏi từ Malthus. Dựa trên những ý tưởng của Malthus, Ricardo đã lập ra lý thuyết về tiền thuê. Lý thuyết này dựa trên sự quan sát những người nông dân, Ricardo đã nói rằng chính những người chủ đất mới thực sự là người hưởng lợi chứ không phải là những người nông dân trồng trọt trên đất đó nếu mảnh đất trở nên màu mỡ.

Tác phẩm cuối lớn cuối cùng của David Ricardo được xuất bản năm 1817, "Principles of Political Economy and Taxation". Với tác phẩm này, Ricardo đã đưa kinh tế học đến một tầm cao mới, ông đã chính thức hóa trường phái kinh tế cổ điển và thu hút được nhiều người theo trường phái này.

David Ricardo bị buộc phải từ chức tại nghị viện năm 1823 ông mất ngày 11 tháng 9 cùng năm.

Reference

www.cepa.newschool.edu/het/profiles/ricardo.htm

www.bized.ac.uk/virtual/economy/library/economists/ricardo.htm

www.econlib.org/library/Enc/bios/Ricardo.html

www.cyberartsweb.org/victorian/economics/ricardo2.html

***

Shin
20/08/2004

0 Comments:

Post a Comment

<< Home