bizecoGroup - I am for you- We are for Vietnam!

Tuesday, December 20, 2005

Tiểu sử Karl Marx


Karl Marx - The great socialist thinker
Karl Heinrich Marx sinh ngày 5-5-1818 tại Trier, nước Đức (chính xác ra, ông sinh tại nước Prussia hay còn gọi là nước Phổ-nước lớn nhẩt trong số các vương quốc nước Đức) trong một gia đình trung lưu. Cha mẹ ông là Hirschel và Henrietta Marx. Cha ông, một luật sư, vốn là người Do Thái, tuy nhiên để tránh chủ nghĩa bài Do Thái, ông đã từ bỏ tín ngưỡng của mình khi Karl Marx còn nhỏ và trở thành một người theo đạo Tin Lành. Ông cũng đổi tên mình thành Heinrich.

Năm 17 tuổi, Karl Marx nhập học đại học Bonn , ngành luật. Ở đây , ông đã đính hôn với Jenny von Westphalen, con gái của Nam tước von Westphalen, một người nổi tiếng ở vùng Trier . Vị nam tước này là người đã đưa Marx đến thế giới văn học và chủ nghĩa lãng mạn. Sau đó Marx chuyển lên học ở đại học Berlin và từ đây cuốc đời của ông đã thay đổi.

Tại Berlin , Karl Marx đã dần dần chịu ảnh hưởng của một trong những giáo sư của ông, Bruno Bauer. Brauer đã giới thiệu Marx đến với những bài viết của G. W.F Hengel, giáo sư triết học của đại học Berlin . Những khái niệm của Hengel đã cuốn hút Marx. Hengel đã lập luận rằng bất cứ cái gì cũng không thể tách rời mặt đối lập của nó, ví dụ như không thể có mặt bàn nếu không có đáy bàn, không thể có đầy tớ nếu không có chủ...Và mọi thứ sẽ trở nên thống nhất qua sự cân bằng của những cái đối lập thông qua phép biện chứng của những luận điểm, phản luận điểm và sự tổng hợp. (Nguyên văn: unity would eventually be achieved by the equalizing of all opposites, by means of the dialecti (logical expression) of thesis, antithesis and synthesis-trích từ trang web www.spartacus.schoolnet.co.uk/TUMarx.htm).

Năm 1838, cha của Marx qua đời, Marx bắt đầu phải tự kiếm sống. Ông muốn làm một giảng viên đại học, tuy nhiên, do tham gia vào các hoạt động chống đối chính phủ cùng vị giáo sư của mình, Bruno Bauer, Marx đã không thể bước lên bục giảng. Do đó ông chuyển hướng sang ngành báo chí. Nhưng do tính chất bài viết của ông có tính chất chỉ trích chính quyền đương đại cao nên không một tờ báo nào dám đăng bài của ông. Không nản lòng, Marx chuyển đến sống tại Cologne , nơi mà những hoạt động chống đối phát triển mạnh. Phái chống đối được biết đến dưới cái tên Vòng tròn Cologne xuất bản tờ báo riêng, tờ The Rhenish Gazette. Ấn tượng trước một bài báo của Marx, trong đó ông lên tiếng bảo vệ tự do báo chí, tờ báo đã mời Marx làm biên tập viên.

Tại Cologne, Marx đã gặp Moses Hess, người tự xưng là một người theo chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Marx đã bắt đầu tham dự những cuộc họp của những người theo chủ nghĩa này dưới sự tổ chức của Hess. Dựa trên những gì biết được từ các cuộc họp, Marx đã viết một bài báo về sự nghèo khổ của nông dân và chỉ trích chính phủ mạnh mẽ. Sau khi bài báo được phát hành, chính phủ nước Phổ đã quyết định cấm sự phát hành của tờ báo. Lo ngại mình sẽ bị bắt, Marx cùng người vợ trẻ đã quyết định di trú sang Pháp.

Tại Paris, Marx làm biên tập viên cho một tờ báo chính trị tuy nhiên nó chỉ phát hành được một số. Tại Pháp, Marx chuyên tâm vào việc tìm hiểu thêm về kinh tế chính trị và lịch sử cách mạng Pháp. Tại đây, Marx đã được tiếp xúc với tầng lớp lao động Pháp. Ông đã được chứng kiến sự nghèo khổ nhưng lại vô cùng đoàn kết của họ. Marx đã tự nhận mình là một người cộng sản và ông lập luận rằng tầng lớp lao động sẽ là người giải phóng xã hội. Cũng tại Parí, Marx đã làm quen và trở nên than thiết với Friedrich Engels, con của một thương gia giàu có. Engels có chung quan điểm với Marx và hai người nhanh chóng trở thành bạn than.

Năm 1844, Marx viết "Bản thảo về kinh tế và chính trị" (Economic and Philosophic Manuscripts) trong đó ông bày tỏ quan điểm cộng sản của mình. Bản thảo này chỉ được phát hành gần một thế kỷ sau vào những năm 1930. Cuối năm đó, dưới sức ép của chính phủ Phổ, Marx và Engels đã bị trục xuất ra khỏi Pháp, hai người đã đến Bỉ. Được Engels chu cấp tài chính, Marx chuyên tâm vào nghiên cứu lịch sử, kinh tế và chính trị. Trong những bản thảo của mình, thông qua việc nghiên cứu lịch sử các quá trình sản xuất từ cộng sản nguyên thủy cho đến tư bản chủ nghĩa Marx đã dự đoán sự sụp đổ của chế độ tư bản và thay vào đó là chế độ xã hội chủ nghĩa. Marx là một nhà triết học, nhưng khác với những người khác, ông không chỉ tìm cách giải thích các hiện tượng trên thế giới, mà còn tìm cách thay đổi nó.

Trong thời gian này Marx đã viết cuốn "The German Ideology" (xin thứ lỗi vì tôi không biết dịch tên cuốn sách này như thế nào cho đúng) và "The Poverty of Philosophy". Marx và Engels tham gia vào Liên Minh Cộng Sản (Communist League) và nhanh chóng chở thành những nhân vật chủ chốt. Năm 1848, sau khi xuất bản tuyên ngôn cộng sản (The Communist Manifesto) Marx và Engel bị trục xuất khỏi Bỉ. Hai người đã quay trở lại Pháp, rồi Cologne, Đức nơi mà họ lập ra tờ báo The New Rhenish Gazette. Tờ báo nhanh chóng bị đóng cửa bởi chính quyền Phổ và hai người lại bị trục xuất. Họ định sang Pháp, nơi mà Marx dự đoán cách mạng sẽ nổ ra, nhưng họ nhanh chóng bị cảnh sát truy tìm và trục xuất. Chỉ còn một nơi duy nhất để cho hai người đến, đó là nước Anh.

Tại Anh, gia đình của Marx đã phải sống vô cùng nghèo khổ. Marx có 5 người con nhưng 3 người đã chết non. Engels trở về Đức để làm việc cho cha ông nhưng hai người ẫn giữ quan hệ thường xuyên. Gia đình Marx lúc này sống chủ yếu nhờ vào tiền trợ cấp hàng tháng của Engels.

Tuy nhiên, vận may đã đến với Marx khi vào năm 1852, Marx chở thành cộng tác viên của The New York Daily Tribune. Từ số tiền kiếm được qua việc viết báo và tiền thừa kế của mẹ vợ ông, Marx đã có cuộc sống khấm khá hơn.

Marx tiếp tục tiến hành những nghiên cứu của mình và năm 1859, ông xuất bản cuốn "A contribution to the Critique of Political Economy" trong đó ông lập luận rằng các thế lực kinh tế là cái quyết định đến kiến trúc thượng tầng của tôn giáo, chính trị, luật pháp, nghệ thuật và triết học. Không may cho Marx, việc viết bài cho The New York Daily Tribune chấm dứt vào đầu những năm 60. Engels vẫn tiếp tục gửi tiền cho Marx, tuy rằng điều đó không giúp ông tránh khỏi những khoản nợ nần ngày càng tăng cao. Một người Đức khác, Ferdinand Lasselle, cũng gửi tiền trợ cấp cho Marx.

Mặc dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn, Marx đã gần như sống hoàn toàn trong thư viện để tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là về kinh tế và lịch sự phát triển của xã hội cùng đấu tranh giai cấp. Năm 1867, ông đã cho ra đời một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của mình "Tư Bản" ("Das Kapital"). Những năm sau đó, với sự ủng hộ và cộng tác của người bạn tri kỉ Engel, Max đã hoàn thành nốt hai cuốn "Tư bản 2" và "Tư bản 3", để lại cho xã hội loài người cả một thời kì phát triển lịch sử.

Ngày mùng hai tháng 12, vợ ông bà Jenny Marx qua đời, rồi tiếp đó vào tháng 1 năm 1883, con gái cả của ông cũng ra đi. Marx đã gần như hoàn toàn suy sụp. Và hai tháng sau, vào ngày 14 tháng 3 năm 1883, Marx cũng đã ra đi. Ông được an táng tại nghĩa trang Highgate ở Bắc London.


--------------------------------------------------------------------------------

Sơ lược về quyển "Tư bản" ("Da Kapital")
Trong cuốn sách này, Marx đã ghi lại được hầu hết các khái niệm và sự phát triển kinh tế của xã hội loài người, kể từ khi mới thành lập đến tận bây giờ. Ông cũng đã đưa ra những định nghĩa về lao động, giá trị lao động, và giá trị thặng dư ("surplus labour"), để từ đó giải thích cách làm việc của chủ nghĩa tư bản, và cùng là để lí giải tại sao giai cấp tư bản phải được lật đổ. Theo Marx, công nhân trong nhiều thập kỉ đã phải chịu làm theo lối "tối đa giờ lao động và tối thiểu lương nhân công", phục vụ cho sự giầu có vô hạn của giai cấp tư sản. Từ đó cho thấy, giai cấp tư sản không xứng đáng và không thể lãnh đạo đ ược nữa, giai cấp này phải được lật đổ. Khởi nghĩa của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của cộng sản cũng vì thế mà đi đến chiến thắng tất yếu, xây dựng một xã hội mới mà mỗi con người "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu", ( " from each according to his ability, to each according to his need"); và cuối cùng, sự cần thiết cho một chính phủ tồn tại cũng không còn, nhà nước sẽ "tan" ra và hòa vào mỗi người dân lao động.

***

Lê Thành Nam
08/08/2004
Bài viết được chỉnh sửa và bổ xung bởi Nguyễn Xuân Hải

0 Comments:

Post a Comment

<< Home